Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011

KHÔNG KHÍ Ở MỸ, CANADA SẠCH NHẤT THẾ GIỚI.

Ngày 25/9, tổ chức Y tế thế giới WHO vừa công bố báo cáo điều tra tình hình mức độ ô nhiễm không khí trên toàn cầu.

Kết quả cho thấy, Iran, Ấn Độ, Pakistan và Mông Cổ là những quốc gia bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất, còn hai quốc gia có bầu không khí trong lành nhất là Hoa Kì và Canada – hai quốc gia khu vực Bắc Mỹ.
WHO: Không khí ở Mỹ, Canada sạch nhất thế giới
Canada là quốc gia có bầu không khí trong lành nhất.

Để đánh giá mức độ ô nhiễm của bầu không khí, các nhà điều tra đã  dựa vào hàm lượng bụi PM10 (loại bụi có kích thước bé hơn 10 micron) trong không khí, cuộc điều tra được tiến hành với hơn 1100 thành phố của nhiều nước trên thế giới. 
Hàm lượng bụi 10PM trong không khí theo tiêu chuẩn mà WHO kiến nghị không vượt quá 20 microgram/m3. Nếu vượt quá tiêu chuẩn này sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của con người và dễ sinh ra nhiều loại bệnh tật như hen suyễn, ung thư phổi, nhiễm trùng đường hô hấp…
WHO: Không khí ở Mỹ, Canada sạch nhất thế giới
Sanandaj (Iran) là thành phố có mức độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất.
Kết quả điều tra trên chỉ rõ, trong những thành phố được cho là ô nhiễm nhất thế giới thì Ahvaz – thành phố phía Tây Nam Iran có tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất với hàm lượng bụi 10PM lên đến 372 microgam/m3, tức là gấp gần 20 lần so với tiêu chuẩn WHO đưa ra.
Các thành phố xếp sau lần lượt là Sanandaj của Iran với hàm lượng 10PM là 254 microgram/m3, Ulan Bator của Mông Cổ 279 microgram/m3. Quetta (Pakistan) hay Kanpur (Ấn Độ) cũng bị liệt vào danh sách này.
WHO: Không khí ở Mỹ, Canada sạch nhất thế giới
Khí thải từ các khu công nghiệp là thủ phạm chính gây ô nhiễm không khí.
Ngược lại, những thành phố được đánh giá là sạch nhất thế giới bao gồm Whitehorse của Canada với hàm lượng 10PM chỉ ở mức 3 microgram/m3, Chicago (Mỹ) 6 microgram/m3, Washington (Mỹ) 18 microgram/m3. Tokyo và Paris là hai thành phố có hàm lượng bụi 10PM xếp vào dạng có thể chấp nhận được là 23 và 38 microgram/m3.
Bụi 10PM có nhiều trong khí CO và CO2- các loại khí đến từ khói xe hơi, trạm phát điện và khí thải của các khu công nghiệp. Theo ước tính, mỗi năm trên thế giới có 1,34 triệu người chết do sự ảnh hưởng từa bầu không khí ô nhiễm.

Theo Giáo dục VN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét